Trường Đại Học Bách Khoa

Khoa môi trường và tài nguyên

  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh

Mục tiêu đào tạo và Chuẩn đầu ra của CTĐT ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

22/08/2017 - 3:35 PM

Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình Quản lý và Công nghệ Môi trường được đào tạo kiến thức, kỹ năng và thái độ về khoa học, kỹ thuật công nghệ và nghề nghiệp, cho phép họ đảm trách công việc của người kỹ sư trong lãnh vực Quản lý Tài nguyên Môi trường nói chung và Quản lý Môi trường nói riêng. 
Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu áp dụng chương trình khung của Bộ giáo dục và Đào tạo, tham khảo các chương trình giảng dạy bậc đại học của các nước tiên tiến trên thế giới và khảo sát điều tra ý kiến của giảng viên, doanh nghiệp, sinh viên và cựu sinh viên đã và đang tham gia quá trình đào tạo ngành Quản lý tài nguyên và môi trường từ trước tới nay với cách tiếp cận theo chuẩn CDIO. 
 
Các mục tiêu cụ thể như sau:
  1. Nắm vững và biết cách vận dụng các kiến thức chuyên môn về quản lý và công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường để giải quyết các yêu cầu đặt ra trong thực tế cuộc sốngvà công tác nghiên cứu chuyên ngành.
  2. Nắm vững kỹ năng thực hành về phân tích, đánh giá; có khả năng giải quyết được các vấn đề môi trường và tài nguyên đang diễn ra trong thực tế, thông qua các cách tiếp cận và giải pháp khả thi, hiệu quả và bền vững.
  3. Có khả năng làm việc độc lập, có phương pháp làm việc khoa học, có kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và tự học tập nâng cao trình độ ở bậc sau đại học.
  4. Có đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, nhận biết được xu hướng thay đổi của chuyên ngành trong bối cảnh doanh nghiệp và xã hội. Hiểu biết về các vấn đề chính trị, xã hội và pháp luật đương đại trên thế giới và Việt Nam.
  5. Có khả năng sử dụng tiếng Anh để phục vụ tốt cho học tập, nghiên cứu trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, và các yêu cầu giao tiếp trong hoạt động chuyên ngành.
Chuẩn đầu ra của CTĐT:
  1. Khả năng áp dụng các kiến thức toán học, khoa học, và kỹ thuật.
  2. Khả năng thiết kế và tiến hành các thí nghiệm, cũng như phân tích và giải thích dữ liệu.
  3. Năng lực thiết kế một hệ thống, một thành phần hay một quy trình để đáp ứng nhu cầu cần thiết của xã hội.
  4. Năng lực hoạt động và hợp tác trong tập thể đa ngành.
  5. Khả năng nhận biết, diễn đạt và giải quyết các vấn đề quản lý và công nghệ.
  6. Hiểu biết về các giá trị đạo đức nghề nghiệp.
  7. Khả năng diễn đạt, trình bày và giao tiếp hiệu quả.
  8. Được trang bị kiến thức đủ rộng để hiểu rõ tác động của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường và xã hội toàn cầu.
  9. Nhận thức về sự cần thiết và khả năng tự học, tự nghiên cứu.
  10. Kiến thức về các vấn đề xã hội, môi trường đương đại và toàn cầu.
  11. Khả năng sử dụng các kỹ thuật, kỹ năng và công cụ hiện tại trong thực tế.