1. Giới thiệu chung
Bộ môn Quản lý môi trường (BM QLMT) là một trong năm Bộ môn thuộc Khoa Môi trường và Tài nguyên (MT-TN) – Đại học Bách Khoa – ĐHQG TPHCM. BM QLMT được thành lập theo quyết định số 255/QĐ-ĐHBK-TCHC ngày 14/10/2002 của Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TPHCM. Ra đời từ những ngày đầu thành lập Khoa cho đến nay, BM QLMT đã và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển (giảng dạy, nghiên cứu,...) của Khoa MT-TN.
BM QLMT phụ trách các chương trình đào tạo chính quy chuyên ngành Quản lý và Công nghệ môi trường (bao gồm cả chương trình Chất lượng cao) bậc Đại học và ngành Quản lý Tài nguyên và môi trường bậc cao học và nghiên cứu sinh. Bên cạnh đó, BM cũng tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và tư vấn trong lĩnh vực quản lý môi trường và tài nguyên.
2. Triển vọng nghề nghiệp sau khi đào tạo
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên/học viên có thể tham gia vào các công việc sau:
3. Các đặc điểm nổi bật
Trước vấn nạn ô nhiễm môi trường trầm trọng và nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, xã hội và cộng đồng đang rất quan tâm đến lĩnh vực Quản lý môi trường và tài nguyên và hướng đến phát triển bền vững. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trên, cả về cung cấp nhân sự và chất lượng đào tạo, BM QLMT quy tụ các giảng viên được đào tạo bài bản trong và ngoài nước (Anh, Hà Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan,...), có chuyên môn cao, có kinh nghiệm giảng dạy, khả năng nghiên cứu và ứng dụng thực tế.
Điểm khác biệt của chương trình đào tạo ngành Quản lý và Công nghệ Môi trường của Trường ĐHBK Tp.HCM so với các chương trình đào tạo tương tự của các trường khác như sau: (i) Chương trình đào tạo bao gồm cả kiến thức quản lý và công nghệ trong lĩnh vực môi trường – tài nguyên; (ii) Chương trình đào tạo cung cấp cả kiến thức chuyên môn và rèn luyện kỹ năng; (iii) Các kiến thức lý thuyết và thực tiễn luôn được định kỳ cập nhật và bổ sung trong từng nội dung môn học; và (iv) Chương trình đào tạo luôn được đảm bảo cân bằng giữa lý thuyết và thực tiễn thông qua các môn học thí nghiệm, thực hành, thực tập và tham quan nhận thức về đối tượng học và nghiên cứu. Chất lượng của các chương trình đào tạo được đánh giá theo các tiêu chuẩn quốc tế như CDIO, ABET,....